|
(Cảnh trong ngục tù) Nhìn thiên lao xót xa cho đời hùng anh Đành vương cảnh gông xiềng Mong chi nơi biên cương Còn đâu nữa chí khí dọc ngang Soái gia lướt xông binh hùng. Vang danh khắp nơi oai hùng chư bang. Trg mẫu: Vũ nhi … (Vũ giựt mình, quay lại, không dám nhìn mẹ ruột, chỉ đứng yên) … Vũ nhi … con … - Tâm lý Ti cho chuyển từ cái tức tưởi của một dũng tướng bị sa cơ vì Nhan Vũ là vậy: khí hùng trước tất cả mọi tình cảm. Khi Trương phu nhân vào thì Nhan Vũ vẫn chưa muốn chấp nhận sự thật mình là người Tống. Đoạn này là đoạn viết cho vai Trương phu nhân, dùng những lời ca của bà giải thích nỗi đau dằn vặt người Mẹ suốt 26 năm và đưa Nhan Vũ nhẹ lại trong tâm tư. Bài "Lý Giao Duyên" là nỗi đau lòng khi con trẻ sớm bị phong trần, "Ôi muối xát tim gan Cho lệ tràn không dứt Quân Vũ hỡi con khờ Bao năm sống lạc loài" thì Nhan Vũ muốn Mẹ đừng tự trách mình mà đối lại là "Xin thân mẫu bớt bi ai Chốn Kim trào thân thương Dẫu khóc tình mẫu thân Vẫn ấm lòng cô mẫu cung hoàng" Nhưng Trương phu nhân vẫn không khỏi xót lòng khi nghĩ đến chuyện đứa con mới mười tháng tuổi bị lạc cha mẹ. Bà nói trong sự đau đớn tột cùng của người Mẹ thì lúc đó Nhan Vũ mới thấm nỗi lòng của người Mẹ, nên đã kêu tiếng "Mẹ ... mẹ ơi". Nghe a Linh gọi tiếng "Mẹ ... mẹ ơi" hay thì thôi. Trương phu nhân hoàn toàn không trách chiến tranh, không than thân trách phận mà bà chỉ biết nhìn con trai của bà, chỉ biết rằng con bà lớn lên nơi đất khách quê người mà nơi đây mẹ thì thầm lời ru. Bà vui qua ký ức của đứa con nhắm nghiền mắt ngũ an lành và lời ru con, đối với tình thương con của người Mẹ như vậy là quá hạnh phúc, đẹp và ấm lòng như.. nắng ấm ngày xuân. Ti không muốn dùng từ cao xa, lã lướt vì Trương phu nhân đang sống trong hoài cảm, sống trong tình cảm mẹ con của 26 năm trước, vì bà chỉ biết Nhan Vũ của lúc 10 tháng tuổi, cách nói của bà là nói cho đứa con nít, đó là cách bà nhìn Nhan Vũ bây giờ, dù Nhan Vũ có hùng dũng trưởng thành nhưng trước mặt bà thì Nhan Vũ là đứa con bé nhỏ của bà như ngày nào, cần sự che chở và thương yêu của Mẹ hiền. (Đoạn này có chút liên hệ tình cảm cá nhân của chính tác giả. Số là Ti bụi đời hơi sớm, lang thang ở bên này mình ên, trong khi đó thì Má Ti ở VN khóc lóc thương thân con gái xó chợ đầu đường mà tui hổng có pít, tỉnh bơ à. Lúc Mẹ con gặp nhau ở bên này thì Má Ti kể là she vì quá nhớ Ti mà đang ngồi ăn cơm vào buổi trưa nghe tiếng kêu "Má, con về nè Má." Bà buông đũa nhìn dáo dác rồi la hoảng "Tiên! Tiên!" Người nhà nói không có ai hết mà bà cứ chắc chắn là "Có mà, tiếng con Tiên nó kêu Má rõ ràng." rồi cái bà khóc, khóc hoài, hết khóc rồi cứ tưởng như nghe tiếng Tiên gọi hoài, rồi nằm mơ thấy Ti bịnh liệt giường. Úi chà ... thần giao cách cảm, có lần Ti bị sốt liệt chiếu hổng ai kế bên, lúc đó cũng nằm mơ thấy Má mình đưa tay rờ trán hỏi con bớt chưa con, rồi cũng mẹ nào con nấy... khóc lây đại dương luôn, Mẹ khóc ở bờ Đông, con thút thít ở bờ Tây Bản vọng cổ có câu "mà tưởng như rằng con trẻ về cùng Mẹ vui sum họp", hay câu "Giờ con ta đã lớn rồi sao. Con lớn lên nơi đất khách quê người mà nơi đây Mẹ thì thầm lời ru" là ý như vậy. Có ai rơi lệ chưa dzị? Định không nói, nhưng hông lẽ đụng tới cứ nói, "tui hổng rành tình cảm, chỉ đụng là viết vậy thôi" thì có phần ... hihi ... xạo nên cho tui giải bày nỗi niềm tí nghen.) |
|