Hồi 26: Đại Chiến Khai Phong Thành  
 
 

ĐẠI CHIẾN KHAI PHONG THÀNH

- Đẹp nhất cảnh này thì chắc là chàng Hoàn Nhan Vũ với gương mặt hiền khô, tội nghiệp và bộ áo giáp xanh dương tăng thêm phần trẻ trung và lịch lãm của Vũ Linh. Cảnh này được quay vào khoảng 4 giờ chiều, nắng chói chan. Ti lo len vào cảnh quay nên không để ý lúc a Linh lên đồ. Khi anh vào cảnh quay thì Ti cũng không cảm thấy gì đặc biệt vì ngoại cảnh quá lớn, Ti chưa tập trung vào vai diễn mà chỉ lo quay tổng quát. Khi vào nhạc, bài Trả Ngọc, thì Ti lại chú ý qua chú Thanh Tòng vì ông diễn nét hung hăng, quơ giáo dữ dằn. Qua bài Xàng Xê, "Vậy thì cha hãy xuống tay gươm mà dứt đoạn thâm … tình", là Ti...mất hồn, nghĩa đen nghĩa bóng luôn, "gì trẻ dữ vậy nè trời!!!", trong đầu Ti nghĩ như vậy. Ti đưa máy zoom vào anh thì càng thấy quá đẹp, từ dáng người thanh, gương mặt sáng đẹp trai, đôi mắt hiền và buồn, mà Ti cho là "Vũ Linh\'s trademarks", a Linh xử dụng vài bộ tay nhẹ và đẹp. Vừa quay mà ở bên ngoài, Ti nghe những người đứng coi xuýt xoa "Vũ Linh đẹp quá". Ti nghĩ một phần lớn là do cái nắng chói chan đã làm cho màn cảnh rõ và đẹp.

- Bài Giao Đạo, nghe a Linh chơi liền 1 hơi hay chưa. Đến đoạn này là anh "mình ên", nhắm mắt mà cứ việc a ơ cho đã hơi!

- Câu vọng cổ, tui viết hay và cảm động quá phải hông Câu này để đối lại với tình cảm của Trương phu nhân ở màn cảnh trước. Lúc đầu, Ti định để là Trương phu nhân sẽ đụng với Hoàn vương phi và mỗi người sẽ nói lên tình cảm của họ xoay quanh "Nhan Vũ vs Quân Vũ". Nhưng Ti bỏ qua, đưa cảm xúc qua vai Kim vương, mà đã là Kim vương thì không thể có cuộc đối đầu giữa ông và bà, cán cân nó bị chênh lệch quá nhiều. Cho nên, Ti chuyển qua Kim vương tâm sự và trách giận Nhan Vũ. 2 màn cảnh trước thì Hoàn vương phi giải thích sự xuất hiện của Nhan Vũ trong hoàng tộc, thì màn cảnh này là giải thích Kim vương đã dưỡng dục và thương yêu Nhan Vũ như thế nào,
"Tháng năm bảo bọc càng sâu đậm tình nghĩa
Dù chẳng phải ruột rà cốt nhục cha con
Chẳng câu nệ xem trọng câu huyết thống
Đối với cha con mãi là một tự hào
Mộng bá đồ bang ta tưởng sẽ chung lòng
Đặt Kim bang vào tay trẻ, cả cơ đồ ta há tiếc điều chi"
                 

Khi đọc câu này thì ns Thanh Tòng rất thích, ông hà 1 tiếng hả dạ và nói với Ti rằng, "đoạn này viết rất dễ thương, nó đưa được tâm tình ông Kim vương với bản chất bộc trực và nhân nghĩa." Câu vọng cổ này gồm bài 1, 2 và 3 mà lúc thâu tiếng, a Linh lật mấy trang giấy đọc rồi quay qua chú Thanh Tòng chọc, "Ông Kim vương này sung ghê, quất 1 lượt 3 câu thiệt là thẳng thắng!", chú Thanh Tòng cười hề hề, "Hát cho hết hơi mà." Bài vọng cổ này đưa Kim vương lên hàng "tột phẩm", vì Nhan Vũ của ngày hôm nay là do 1 tay ông đào tạo chứ không phải của Trương gia, nên ông vẫn tự hào,
"Kim bang ta tuy không có ngàn năm oai hùng của Trung nguyên, nhưng nghĩa đối đời A Cốt Đả này lẽ nào không hiểu?
Nếu vì nghĩa sanh thành con phải đáp đền là do thấm nhuần lời ta dạy dỗ." 
Và Nhan Vũ một hai gì cũng "công cha, nghĩa cha, nhờ cha, tình cha", nhưng chỉ 1 điểm cuối cùng, "ruột thịt" mà anh chàng phải đành dùng chữ "phản" là vì ...Khai Phong thành có cha mẹ ruột, người em trai và người yêu của mình.

- "Trường Khúc" là cuộc đối đầu giữa Trương gia và Kim vương với Nhan Vũ đứng giữa can 2 người. Kim vương anh hùng khi nghe Nhan Vũ xin Trương gia "nương tay", là ông nổi khùng đối lại, "không cần". Còn Trương gia khi thấy Nhan Vũ thống thiết với Kim vương thì đau lòng chứ, đau lòng là thằng con ruột của mình ngoài dòng máu của mình chứ nó là người của Kim vương. Trong lúc này Nhan Vũ phải chọn một, mà anh chàng lại thống thiết nói lên tâm trạng, "Lưỡng quốc ôi tâm mang nặng", nên ông ráng lấy chữ hiếu và trung để kéo Nhan Vũ về Tống, "Gìn chữ hiếu chữ trung! Chớ nên tâm hai lòng!" Không có "lưỡng" gì hết ở đây, chỉ có Tống bang và Trương gia thôi con, đừng có lộn xộn!!! Ừa, tía họ Trương làm dữ thì Cha họ Hoàn cũng đâu có hiền, nhào dzô! "Ta so tài nơi đây!"

- Dứt bài là "xáp lá cà", a Linh diễn đôi mắt long lanh và thất hồn rất hay phải không Nhìn tội nghiệp gì đâu, muốn nhào vô hun thì thôi á!

- Quân Thành, người cứu tinh của Nhan Vũ. Nhan Vũ, đứng giữa thâm tình ruột và nuôi, đúng là không có tiếng nói vì nói gì cũng... không trọn tình trọn nghĩa. Kim vương và Trương gia như 2 con cọp với suy nghĩ, "Sơn lâm bất nhị hổ!", Ti nói đúng không vậy, hay lâu lâu bày đặt dùng Hán văn tưởng đâu văn hay chữ giỏi mà thật ra là tổ trác Cho nên chỉ còn một người duy nhất, Quân Thành, là đủ khả năng dàn xếp câu chuyện. Quân Thành, một người em trai thương anh mình trong tình cảnh "lưỡng nan phân", "mang nặng một lời thề"; một người con thương cha mình bất lực trước đứa con ruột không dứt khoát tâm tình, nhưng dù cái tôi ông cao đến cỡ nào, ông cũng phải nghỉ đến,

"Câu nghĩa ân này người trả là Trương gia
Thì cha ơi, sao đành lòng phủi ân gây oán
";          

và một dũng tướng của nhà Tống hạ mình van xin "giặc", "Kim vương hỡi, xin hãy dừng cuộc chinh chiến cho trưởng huynh được vẹn nghĩa gia đình." Thế là mạnh em em năn nĩ, mạnh anh anh van xin. Thằng em thì van xin ông Kim vương, thằng anh thì năn nĩ Trương gia. Quân Hùng thấy cảnh 2 người con minh tha thiết như vậy thì phải nhượng bộ. Trong câu nói của ông có chút gì đó trách nhẹ,

"Xem trọng nghĩa gia đình đành coi nhẹ chữ trung quân."

Giặc kéo quân vô đánh chiếm Khai Phong, ông chặn được mà phải tha mạng để cho con mình được trọn chữ nghĩa ân, như vậy là ông đã không trọn chữ trung quân. Trong cái trách nhẹ đó thì ông càng thương cho Nhan Vũ và chứng tỏ tình cha cao cao cả của ông. Ông thà là không nhìn con để nó cứ an tâm làm Nhất điện triều Kim mà cuộc đời nó "an lành", chứ nhìn con mang nặng "lưỡng quốc thâm tinh" này thì làm sao nó chọn được. Nhưng chuyện gì cũng không qua chữ "nghiệp duyên",

"Có lẽ nghiệp duyên trùng phùng phụ tử
Khiến ải Khai phong Tống quốc đón  thâm tình
".

- Có đoạn nhạc buồn để cho Thanh Tòng và Vũ Linh diễn, rất hay rất có ý nghĩa, nhưng không phải do Ti nghĩ ra mà là do ns Thanh Tòng đề nghị. Coi bộ ông rất ưng ý với vai Kim vương ở đoạn này, ông nói anh Minh Tâm cho ông đoạn nhạc sau câu hát của Minh Long để ông diễn vì "đoạn này viết hay quá". Thế là dàn cổ phải canh nhịp, mà trong nghề gọi là "khuôn". A Linh cũng canh nhịp theo, phải nói anh hát câu của Minh Long rất hay, cách phân nhịp và ngắt giọng của anh rất điêu luyện, vừa hát xong là anh nói "3 khuôn". Hay há, đúng là làm việc với những đầu óc kinh nghiệm, mình học hỏi được rất nhiều. Ti thích cách diễn và quăng bắt giữa ns Thanh Tòng và Vũ Linh ở màn diễn này. A Linh từ từ đi tới, Thanh Tòng ôm người Vũ Linh vào, mà a Linh cuối đầu dựa vào Thanh Tòng, rất đẹp rất xúc động.

 
 
  Xem tiếp...  
 
  Những tin tức mới nhất:  
 
Đơn Đặt Hàng
Giới Thiệu DVD: Lưỡng Quốc Thâm Tình
Hồi 01: Vân Vũ Tao Ngộ
Hồi 02: Khúc Tiêu Thiều
Hồi 03: Trương Quân Thành
Hồi 04: Trương Phu Nhân
Hồi 05: Vân Vũ Tình Ca
Hồi 06: Tổng Kỳ
Hồi 07: Biệt Khúc Sông Dương
Hồi 08: Hoàn Nhan A Cốt Đả
Hồi 09: Vũ Khúc Hòan Cơ
Hồi 10: Hồi Diệp Cơ
Hồi 11: Hoàn Vương Phi
Hồi 12: Vũ Cơ Bái Lễ
Hồi 13: Hận Tình Diệp Cơ
Hồi 14: Nam Tiến Khai Phong
Hồi 15: Nhất Điện Triều Kim
Hồi 16: Diệp Cơ Loạn Trào
Hồi 17: Hận Tình Lâm Kỷ Vân
Hồi 18: Hùng Thư Đối Diện
Hồi 19: Đại Chiến Tây Môn Thành
Hồi 20: Khóc Diệp Cơ
Hồi 21: Trương Quân Vũ
Hồi 22: Hoàn Nhan Vũ
Hồi 23: Huynh Đệ Thâm Tình
Hồi 24: Trương Quân Hùng
Hồi 25 (Phần 1): Trương Phu Nhân
Hồi 25 (Phần 2): Trương Quân Hùng
Hồi 26: Đại Chiến Khai Phong Thành
Hồi 27 (Đoạn Kết): Ly Biệt - Vân Vũ Cơ
Hồi Ký - Hành Trình Theo Đoàn Phim 1
Hồi Ký - Hành Trình Theo Đoàn Phim 2
Hồi Ký - Hành Trình Theo Đoàn Phim 3
Hồi Ký - Hành Trình Theo Đoàn Phim 4
Hồi Ký - Hành Trình Theo Đoàn Phim 5
Hồi Ký - Hành Trình Theo Đoàn Phim 6
Hồi Ký - Hành Trình Theo Đoàn Phim 7
Khán Giả Viết
Ngày Phát Hành
Soạn Giả Viết
Thông Báo Đặc Biệt
Tin Tức Cập Nhật